Duy trì xe trong tình trạng hoạt động tốt, sáng bóng luôn là cách hiệu quả để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và một ngày nào đó sẽ bán được với mức giá tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi chiếc xe được cấu thành từ hàng nghìn bộ phận khiến bạn không biết đâu là trọng tâm cần chú ý mỗi lần bảo dưỡng xe ISUZU. Vì vậy, ISUZU đã tổng hợp 1 set gồm 7 bước kiểm tra cơ bản giúp mỗi tài xế có thể tự hoàn thành quy trình kiểm tra mỗi ngày.
1. Kiểm tra động cơ dưới cabin:
– Kiểm tra dây cu-roa quạt gió, dây cu-roa máy lạnh, dây cua-roa diamo (máy phát điện), dây cu- roa trợ lực tay lái.
– Thăm nhớt động cơ (dùng vải sạch rút que thăm nhớt lau sạch, ghim vào sát và rút ra lần nữa để kiểm tra, nếu mức nhớt ở giữa 2 vạch là tốt nhất)
– Kiểm tra động cơ, hộp số có bị rò rỉ nhớt không, nước làm mát có ở giữa mức min-max.
– Nhìn tổng quát động cơ xe, két nước giải nhiệt, quạt gió có điều gì bất thường không.
2. Kiểm tra bên tài xe tải:
– Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu đính lên lốp
phải loại bỏ ngay.
– Kiểm tra bình ắc quy, bình nhiên liệu xem có còn được cố định chắc chắn không, có biểu hiện lạ không (tùy model xe mà bình điện acquy và bình nhiên liệu có thể ở cùng vị trí hoặc đối diện nhau).
3. Kiểm tra phía sau bên tài xe tải:
– Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu đính lên lốp phải loại bỏ ngay.
– Kiểm tra cầu sau có bị rò rỉ nhớt không.
– Kiểm tra hệ thống treo (nhíp, phuộc, gối cao su, đĩa nhíp).
– Kiểm tra đèn lái sau xe tải Isuzu (đèn demi, đèn thắng, đèn xi-nhan).
4. Kiểm tra phía sau bên phụ xe tải:
– Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu đính lên lớp phải loại bỏ ngay.
5. Kiểm tra bên phụ xe tải:
– Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu đính lên lốp phải loại bỏ ngay.
– Kiểm tra lọc gió bô-e có che đậy chắc chắn chưa
– Kiểm tra bình nước làm mát động cơ có đang ở mức cho phép (min-max) không.
6. Kiểm tra phía trước xe tải:
– Kiểm tra kính chắn gió có bị trầy, nứt vỡ, ố màu không.
– Kiểm tra gạt nước mưa và loại bỏ các bụi bẩn, đất cát bám trên gạt nước.
– Kiểm tra kính chiếu hậu có bị nới lỏng, nguyên vẹn không.
– Kiểm tra đèn pha cos, xi-nhan, đèn cản (nếu có).
7. Kiểm tra trong cabin xe tải:
– Kiểm tra tổng quan nội thất trong xe có điều gì bất thường không.
– Kiểm tra hành trình, độ trơn tru của côn, phanh, ga, cần số.
– Kiểm tra dầu phanh (thắng), phanh tay.
– Khởi động động cơ và kiểm tra, cảm nhận sự hoạt động, tiếng động cơ.
– Kiểm tra các công tắc chức năng của đèn pha cos, đèn xi-nhan, công tắc gạt mưa, máy lạnh, CD/Radio.
Kiểm tra tổng thể xe hàng ngày là việc cần thiết, tuy nhiên chỉ là hình thức sơ bộ khó phát hiện những lỗi động cơ bên trong. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng, nhất định chúng ta cần nhờ đến bàn tay của các chuyên gia kiểm tra và bảo dưỡng lại chiếc xe của mình.
Hiểu được điều đó, Isuzu với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng với hệ thống đại lý ủy quyền i-TRUCKS thuộc Isuzu Việt Nam trải dài mọi miền tổ quốc và hỗ trợ tư vấn các chương trình khuyến mãi hiện hành cũng như khuyến mãi tặng kèm khi mua xe, giúp các bác tài và chủ xe tiết kiệm, an tâm nhất.